Hội Toán học TP.HCM hoạt động khó khăn vì không có trụ sở, kinh phí
TTO - Theo Hội toán học TP.HCM, tuy được thành lập hơn 30 năm với nhiều hoạt động nghiên cứu, đào tạo toán học hàng đầu cả nước nhưng đến nay hội vẫn chưa có trụ sở, không có kinh phí hoạt động thường xuyên.
Ban chấp hành Hội Toán học TP.HCM nhiệm kỳ 2019-2024 ra mắt đại hội - Ảnh: M.G.
Sáng 7-12 tại Trường ĐH Sài Gòn, Hội Toán học TP.HCM đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ VI (2019-2024).
Ngoài việc thông qua điều lệ mới, định hướng hoạt động và phát triển hoạt động nghiên cứu, giảng dạy toán trong thời gian tới, đại hội cũng đã bầu ban chấp hành nhiệm kỳ mới với với 15 thành viên.
PGS.TS Phạm Hoàng Quân - hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn - được bầu làm chủ tịch Hội Toán học TP.HCM, TS Trần Nam Dũng - phó hiệu trưởng Trường phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TP.HCM) được bầu làm phó chủ tịch.
Theo Hội toán học TP.HCM, tuy được thành lập hơn 30 năm với nhiều hoạt động nghiên cứu, đào tạo toán học hàng đầu cả nước nhưng đến nay, hội vẫn chưa có trụ sở, không có kinh phí hoạt động thường xuyên. Hầu hết các hoạt động đều nhờ vào các mạnh thường quân tài trợ.
Hội không có kinh phí do không thu hội phí, không kết nạp hội viên cá nhân, không có thu chi tài chính thường xuyên. Hiện trụ sở của hội đóng tạm tại Trường ĐH Sài Gòn.
Chia sẻ với khó khăn này, GS.TS Phùng Hồ Hải - phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam - cho biết Hội Toán học Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi chưa có trụ sở cũng như chi phí hoạt động trong thời gian qua. Hiện nay trụ sở chính thức đang được xây dựng tại Hà Nội, kinh phí có sự đóng góp kinh phí của nhiều tập thể, cá nhân sẽ giúp hội có ngôi nhà chung cho các nhà toán học cả nước.
Trong khi đó, GS.TS Lê Văn Phước - chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật TP.HCM - cho rằng toán học là nền tảng của các lĩnh vực khoa học khác. Vì thế cần gắn kết toán học và khoa học khác ứng dụng vào cuộc sống.
Về kinh phí, ông Phước cho rằng hội có thể xin phép bổ sung chức năng hoạt động, trong đó có các hoạt động như tư vấn, đào tạo để tạo nguồn thu.
"Phần mềm giải toán hiện nay khá phổ biến và người sử dụng rất nhiều nhưng các ứng dụng này chủ yếu mua từ nước ngoài, phần mềm trong nước rất ít. Đây là cơ hội để các nhà toán học xây dựng và phát triển các ứng dụng này" - ông Phước nói thêm.
-
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ29/08/2024
-
YẾU TỐ NÀO GÂY SUY GIẢM TINH THẦN LÀM VIỆC CÔNG SỞ ?29/08/2024
-
Tư duy đúng khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng29/08/2024
-
Hồ sơ xin việc online là gì? Cách tạo hồ sơ xin việc online chuẩn nhất29/08/2024
-
5 CHỨNG CHỈ MIỄN PHÍ NÂNG TẦM CV CHO MARKETER29/08/2024