TOP 5 CÂU HỎI LUÔN CÓ MẶT TRONG MỌI BÀI PHỎNG VẤN
Nhiều bạn trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ trước những cuộc phỏng vấn hoặc do thiếu kinh nghiệm nên cảm thấy e ngại và thiếu tự tin trước nhà tuyển dụng. Dù bạn đã chuẩn bị rất nhiều và khá đầy đủ, chi tiết hệ thống các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn nhưng khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự đôi lúc bạn lúng túng trước những câu hỏi rất thông thường và không quá khó chỉ vì bạn thiếu sự chuẩn bị. Sau đây là những câu hỏi nhà tuyển dụng thường sử dụng để đánh giá sự nhạy bén và khả năng ứng xử của bạn.
1. Bạn hãy giới thiệu sơ lược bản thân?
Đây luôn là câu hỏi đầu tiên mà bạn gặp phải. Người phỏng vấn hỏi nó để kiểm tra sự bình tĩnh, kỹ năng giao tiếp và khả năng tạo dựng một mối quan hệ với họ. Chuẩn bị một kịch bản để nói về bản thân, nhưng câu trả lời của bạn không nên kéo dài quá mức.
Để màn giới thiệu bản thân ấn tượng, ứng viên cần phải chú ý đến cách trình bày nội dung. Trong phần này nên đưa ra cái nhìn tổng quan và các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:
Tên của bạn và nơi bạn đến từ
Xin chào, tôi là … , tôi đến từ …
Kinh nghiệm làm việc của bạn
Tôi đã có … kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực … , trong đó tôi đã có cơ hội tham gia vào nhiều dự án và công việc khác nhau.
Kỹ năng và kiến thức chuyên môn của bạn
Tôi có kỹ năng và kiến thức chuyên môn trong [nhập các lĩnh vực mà bạn có kiến thức], đặc biệt là [nhập kỹ năng chính của bạn]. Tôi đã áp dụng chúng trong nhiều dự án và công việc trước đây, giúp tôi hoàn thành công việc tốt hơn.
Tính cách và phẩm chất của bạn
Tôi có tính cách [nhập tính cách của bạn], điều này giúp tôi có thể làm việc tốt với đồng nghiệp và khách hàng. Tôi là người có trách nhiệm, tỉ mỉ và có tinh thần cầu tiến. Tôi luôn nỗ lực học hỏi và phát triển kỹ năng của mình.
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn
Mục tiêu của tôi là trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình và đóng góp vào sự phát triển của công ty mà tôi làm việc. Tôi luôn mong muốn có cơ hội học hỏi và trau dồi kỹ năng của mình, để có thể đóng góp tốt hơn cho công ty.
Lời kết
Cảm ơn đã lắng nghe và tôi rất mong muốn có cơ hội được làm việc tại công ty, đóng góp vào sự phát triển của công ty và trở thành một phần của đội ngũ tài năng của công ty.
2. Ưu nhược điểm của bạn là gì?
Nhược điểm: nên trả lời các nhược điểm không ảnh hưởng đến yêu cầu công việc. Đừng thật lòng đến mức mang mất cả điểm xấu kể hết cho nhà tuyển dụng. Có thể kể về thiếu sót về mặt kỹ năng có thể là một ví dụ vì bạn có thể cải thiện được. Sau đó cho thấy rằng bạn đang nỗ lực để tiến bộ hơn ở lĩnh vực đó.
Ưu điểm: Đây là thời điểm thích hợp để bạn có thể tiếp thị bản thân bằng cách xác định trình độ chuyên môn chính của mình. Nhưng nhớ là phải hướng nó với yêu cầu cụ thể của công ty và vị trí mà bạn đang phỏng vấn. Nếu bạn sử dụng những từ ngữ thông thường mà người khác hay dùng, bạn sẽ lu mờ trước những ứng cử viên khác. Hãy làm bật lên thế mạnh của mình bằng cách kết hợp những điểm tích cực thật sự và yêu cầu của công việc.
Câu trả lời tham khảo cho Content marketing:
Ưu điểm của bạn là gì trong lĩnh vực Content Marketing?
Tôi nghĩ ưu điểm của mình trong lĩnh vực Content Marketing là khả năng sáng tạo nội dung. Tôi có thể thực hiện nghiên cứu và phân tích thị trường để hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó tạo ra nội dung hấp dẫn và giúp tăng doanh số bán hàng cho công ty. Tôi cũng có khả năng làm việc độc lập và trong nhóm, có kỹ năng quản lý thời gian và công việc tốt.
Nhược điểm của bạn là gì trong lĩnh vực Content Marketing?
Một nhược điểm của mình là khả năng thích nghi với xu hướng mới và các thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Lĩnh vực Content Marketing thường xuyên thay đổi, vì vậy tôi luôn cố gắng học hỏi và nâng cao kiến thức của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Bạn đã làm gì để khắc phục nhược điểm của mình?
Tôi đã cố gắng thường xuyên tìm hiểu các xu hướng mới và cập nhật kiến thức của mình liên quan đến lĩnh vực Content Marketing. Tôi cũng luôn cố gắng tham gia các khóa học và hội thảo để nâng cao kỹ năng của mình. Ngoài ra, tôi thường xuyên đọc các bài viết, tin tức về lĩnh vực Content Marketing để có thể đánh giá được xu hướng của thị trường và đưa ra các chiến lược phù hợp.
3. Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?
Mục đích của nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã tìm hiểu và có hiểu được công việc mình đang ứng tuyển không. Không nên chỉ trả lời "Vì tôi muốn có một công việc", điều này thể hiện bạn apply CV là vô tội vạ, gây mất điểm ra mắt nhà tuyển dụng.
Bạn có thể trả lời theo mẫu như: đề cập đến kinh nghiệm ở vị trí tương đương, thể hiện sự cầu tiến, tinh thần học hỏi cầu tiến trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Quan trọng nhất là khẳng định được năng lực của bạn hoàn toàn có thể đáp ứng và hoàn toàn phù hợp đối với vị trí công ty đang tuyển.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong vị trí công việc này bạn có thể đưa ra các thông tin như: Đây là công việc yêu thích và có nhiều đam mê với nó, mong muốn được phát triển bản thân với công việc này, là một người yêu thích những cái mới, sẵn sàng tìm hiểu và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn.
4. Bạn mong muốn gì ở công ty?
Việc đặt ra câu hỏi này được coi là làm vừa lòng hai bên. Bên người thuê lao động nắm được nguyện vọng của ứng viên còn bên người lao động có thể nói nguyện vọng của mình. Mục đích của người phỏng vấn và nhà tuyển dụng đó là nhà tuyển dụng muốn tìm ra một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty. Chính vì vậy, hãy thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng những điều bạn băn khoăn, những quyền lợi, đãi ngộ của công ty trợ cấp cho người lao động.
5. Bạn có bất kỳ câu hỏi gì cho chúng tôi không?
“Bạn có bất kỳ câu hỏi nào cho chúng tôi không?” chắc chắn là một trong những câu hỏi mà người phỏng vấn thường đặt ra cuối mỗi buổi phỏng vấn xin việc. Hãy nghiên cứu kỹ lý do đằng sau câu hỏi đó sau bài viết này, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng đó là một câu hỏi rất phổ biến - đó là phép lịch sự thông thường với mục đích cung cấp cho mọi người cơ hội tham gia vào cuộc thảo luận hoặc sự việc đang diễn ra.
Những câu hỏi bạn nên đặt cho nhà tuyển dụng:
Đặt câu hỏi liên quan đến công việc là vô cùng cần thiết. Bởi bạn phải biết bản thân cần làm những gì khi nhận việc để có những phác thảo sơ nét về vị trí làm sắp tới. Việc đặt câu hỏi liên quan đến công việc cũng cho thấy bạn quan tâm và nhiệt huyết với công việc này.
Những câu hỏi liên quan đến công ty
Chẳng có công ty nào mong muốn nhân viên mình không quan tâm đến công ty cả. Chính vì thế, bạn cần phải đặt những câu hỏi về công ty cho thấy bạn có tầm nhìn xa và muốn gắn bó lâu dài tại môi trường làm việc mới này.
Những câu hỏi dành cho người phỏng vấn bạn
Chúng ta thường có xu hướng rất thích nói về bản thân. Vì thế, hãy dành từ 1 đến 2 câu hỏi cho người phỏng vấn bạn. Việc này sẽ giúp cho người phỏng vấn cởi mở hơn, thông qua đó giúp bạn có những đánh giá sơ nét về môi trường làm việc mới này. Nếu đây là một môi trường làm việc tốt, chắc chắn người trả lời sẽ cho bạn thấy được những ưu điểm tại đây. Ngược lại, bạn có thể xem xét có nên tiếp tục cho vòng phỏng vấn tiếp theo không để tránh làm mất thời gian đôi bên.
Những câu hỏi trước khi kết thúc phỏng vấn
Trước khi ra về, đừng quên dành cho nhà tuyển dụng những câu hỏi liên quan về kết quả phỏng vấn. Điều này cho thấy bạn quan tâm và mong muốn cơ hội làm việc tại công ty. Chính thái độ nhiệt huyết và hào hứng muốn có cơ hội làm việc tại đây sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn.
Nguồn: Internet
JOBWIDE – CONNECTING TALENT
Mail: hr.jobwide@gmail.com
Website: https://jobwide.vn/