Brand Awareness - Nhận thức thương hiệu là gì?

09:49:5631/03/2023

Một khi đã bật ra câu hỏi này, đó chính là lúc doanh nghiệp cần quan tâm tới Brand Awareness - Nhận thức thương hiệu và nên bắt đầu xây dựng nhận thức về thương hiệu cho khách hàng.

Lại một khái niệm nghe có phần sáo rỗng, nhưng HubSpot từng định nghĩa về Brand Awareness - Nhận thức thương hiệu là “thể hiện mức độ quen thuộc cũng như độ nhận biết với thương hiệu của khách hàng mục tiêu. Các thương hiệu có mức độ nhận biết thương hiệu cao thường được gọi là xu hướng, nổi tiếng và phổ biến.”

 

Nói cách khác, nhận thức thương hiệu thường thể hiện qua những gì được thể hiện tại các điểm nhận diện thương hiệu (bao bì, nhãn, logo,...). Không như các chỉ số khác thường gặp trong marketing, nhận thức thương hiệu khá khó để đo lường cụ thể. Tuy nhiên, có thể đo phản ứng của khách hàng với các hoạt động Marketing để xem mức độ quan tâm của họ với thương hiệu, hoặc doanh nghiệp cũng có thể làm nghiên cứu thị trường để xác định mức độ nhận biết và phân biệt giữa thương hiệu của mình với đối thủ.

 

Điều quan trọng nhất, liệu khách hàng có thực sự biết về thương hiệu là ai không, hay biết theo cách bạn muốn không, bởi nhận thức thương hiệu là yếu tố quan trọng với sự thành công của những phần còn lại trong các hoạt động Marketing. Vì sao nhận thức thương hiệu quan trọng như vậy, tại sao doanh nghiệp nên quan tâm tới việc xây dựng nhận thức thương hiệu?

 

Lợi ích của nhận thức thương hiệu


Tăng nhận thức thương hiệu cho đối tượng mục tiêu của bạn có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh và hiệu quả hơn.

 

Sự hiện diện của thương hiệu


Khi nâng cao nhận thức thương hiệu, bạn làm nhiều hơn là chỉ nói “Xin chào, chúng tôi ở đây” với khách hàng. Nó là việc định hình cách khách hàng suy nghĩ về thương hiệu, dù đã biết tới thương hiệu hay chưa. Dù qua các hình thức quảng cáo thông thường hay đầu tư hơn qua các loại nội dung “cộp mác” thương hiệu (branded content), doanh nghiệp không chỉ định hình mình bằng sự hiện diện mà còn bằng các hoạt động marketing cũng như giá trị thương hiệu mang lại. Nếu doanh nghiệp đang mắc phải nhận thức tiêu cực về thương hiệu, một chiến dịch về nhận thức thương hiệu chỉnh chu là điều cần thiết để xoay chuyển tình thế.

 

Quy mô và tăng trưởng


Nếu đang là một doanh nghiệp trên đà phát triển, bạn có thể có khả năng tiếp cận trên diện rộng thị trường của mình. Dù đã là một ông lớn hay chưa, khi đạt tới một điểm nhất định, doanh nghiệp nên cân nhắc tới việc phân nhánh và thử sức mình trong thị trường mới, cho dù là tìm kiếm tệp khách hàng mới hay phát triển tệp khách hàng cũ.

Và nhận thức thương hiệu tốt sẽ giúp ích cho bạn lúc này. Giống như khi bạn liên lạc với một người lần đầu tiên, nó hẳn là lần đầu họ biết về bạn, và rõ ràng điều đó làm quá trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi mọi người có xu hướng mua hàng từ một người mà họ biết, mà nhận biết thương hiệu cao nghĩa là nhiều người biết đến bạn hơn.

 

Uy tín thương hiệu


Thật khó để tin tưởng một người mình chưa hề biết, càng khó hơn nếu thông tin về người đó hoàn toàn là một khoảng trống mờ mịt. Nhưng chí ít khi đã biết qua về họ thì nó đã là một khởi đầu tốt.

Thương hiệu là một hệ thống phân phối danh tính. Hệ thống ấy khắc hoạ chân dung cho cái tên thương hiệu, nó xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Và nó không chỉ quan trọng trong việc mang lại lợi ích dài hạn cho tương lai, mà còn thúc đẩy khách hàng mới tiếp cận và mua hàng. Nhận thức về thương hiệu cũng tạo điều kiện để tiếp nhận phản hồi từ đông đảo khách hàng, và việc trả lời nhanh chóng, thông minh sẽ là cách tốt nhất thể hiện sự uy tín.

 

Giá trị thương hiệu


Nếu không ai biết tới thương hiệu thì thật khó cho kinh doanh. Với Lamborghini, thật dễ dàng để khách hàng phải móc ví, trả một cái giá cắt cổ cho ô tô của họ. Thương hiệu của họ không chỉ được nhận biết bởi chất lượng, mà nó còn là một trải nghiệm cao cấp. Lái một chiếc Lambo trên đường không chỉ thể hiện rằng bạn là một người có gu mà còn là dấu hiện rằng bạn có tài chính dư dả.

 

Tuy nhiên, chuyện đó chỉ xảy ra khi đại chúng được đã biết Lamborghini là gì. Nếu không có nhận thức thương hiệu tốt, thương hiệu cũng không thể có giá trị lớn. Doanh nghiệp không thể tăng giá sản phẩm, càng không thể tác động tới đám đông, hay tất cả những hoạt động hấp dẫn mà bạn có thể làm với một thương hiệu lớn. Càng nhiều người biết đến thương hiệu của bạn, càng có nhiều trải nghiệm tích cực liên kết tới thương hiệu, thương hiệu càng mang giá trị lớn và doanh nghiệp có nhiều đất để phát triển hơn.

 

Liên kết thương hiệu


Mối liên hệ của thương hiệu có thể có theo hai cách. Hai cách này đều là thành tích cao đối với một thương hiệu. Cách đầu tiên có phần dễ hơn, đó là liên kết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với một nhu cầu nhất định. Ví dụ như mọi người thường không gọi “băng dán cá nhân” mà gọi là Urgo. Tôi không nói rằng bạn nên kỳ vọng một độ xâm nhập văn hoá cao như Urgo đã làm, nhưng nó là để chứng minh rằng một nhận thức thương hiệu cao có thể làm được những gì.

 

Cách còn lại đi sâu hơn một chút, về cơ bản là chuyển đổi thương hiệu thành một phong cách sống. Tương tự như ví dụ về Lamborghini bên trên, thương hiệu mang phong cách sống là thương hiệu mà mọi người thấy tự hào khi sở hữu, cũng là thương hiệu mà họ muốn dõi theo để bắt kịp. Nếu được gắn với một phong cách sống, thương hiệu không chỉ được coi là một lựa chọn mua sắm thông minh, mà còn là một cách để khách hàng đưa ra tuyên bố rằng về bản thân rằng mình thú vị, mình thuộc một trào lưu.

 

Dù bằng cách nào, mối liên hệ của thương hiệu không thể được hình thành trừ khi nhận thức thương hiệu đã cao. Sẽ không ai muốn mua hàng theo cách đó trừ khi đã có nhiều người biết tới thương hiệu của bạn. Và câu hỏi tất yếu được đặt ra là: làm thể nào để xâu dựng nhận thức về thương hiệu?

 

Cách để xây dựng nhận thức về thương hiệu?


Ngắn gọn thì là “làm thế nào để đưa thương hiệu của doanh nghiệp vươn xa?”. Bất kì đối tượng khách hàng nào doanh nghiệp đang nhắm tới, trên bất kì khu vực địa lý hoặc nền tảng nào, bạn cần đặt chân tới đó trước khi thực sự tạo nên ảnh hưởng.

 

Điều quan trọng là doanh nghiệp cần có một chiến lược cụ thể để nâng cao nhận thức thương hiệu của mình:

 

Về nội dung


Tất nhiên, nội dung không chỉ là blog. Đó là mọi thứ có thể được tạo ra cho phép doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng mục tiêu, bao gồm từ blog, sách giấy và sách điện tử, đến podcast hoặc webinar (hội thảo), hay một loạt video và infographic. Một sự kiện (trực tiếp hoặc ảo) cũng có thể là nội dung. Nội dung thương hiệu có thể xuất hiện ở bất cứ đâu — các trang media, trang web chính thức của thương hiệu là hiển nhiên, nhưng sẽ là cả nội dung quảng cáo hay PR trên những kênh khác nữa.

 

Dù đa dạng kênh nhưng nội dung vẫn phải xoay quanh thương hiệu. Nội dung cần tuân theo những nguyên tắc nhất định mà thương hiệu đặt ra, đảm bảo nội dung tạo ra phù hợp với khách hàng, ở thời điểm và tại kênh truyền thông mà khách hàng ấy có mặt.

 

Nội dung tốt, ở đúng nơi sẽ tăng nhận thức thương hiệu, đặc biệt nếu đây là một phần của kế hoạch xây dựng thương hiệu dài hạn.

 

Tái nhận diện thương hiệu - Re-branding


Tất nhiên, không phải lúc nào cũng cần đến re-brand. Thương hiệu của bạn có thể đã có vị trí và tên tuổi trên thị trường nhưng có thể sau một thời gian, bạn nhận ra mọi người đang nhận thức về thương hiệu của bạn với một số đặc điểm mà bạn không muốn có.

 

Hình ảnh, tính chất của một thương hiệu không nhất thiết phải tồn tại vĩnh viễn. Nếu nhận thức xấu ấy chưa được phủ rộng nhưng có thể là một mối đe doạ về hình ảnh thương hiệu, thì re-brand chính là câu trả lời. Re-brand là một quá trình dài, phức tạp và sẽ tốn của bạn một khoản, nhưng nó đáng nếu xét về giá trị dài hạn. Nó cho phép thương hiệu thể hiện tính cách, cũng như trình bày những giá trị vượt ra ngoài sản phẩm đang bán

 

Phủ sóng mạng xã hội về nhận thức thương hiệu


Nghe có vẻ buồn cười nhưng thương hiệu cần một chút “năng động”. Điều này nghĩa là gì? Đầu tiên là social media, khá quan trọng trong việc xây dựng nhận thức về thương hiệu. Không cần phải có hàng triệu follower, không cần quá phô trương hay cố gắng thu hút sự chú ý. Quan trọng là thương hiệu phải luôn ở đó để tương tác với khách hàng khi có khúc mắc cần giải đáp. Tích cực tương tác với khách hàng trên mạng xã hội cũng chính là cách mời gọi những khách hàng mới tìm hiểu về thương hiệu của bạn. Thương hiệu có thể go viral hoặc không nhưng mọi người biết bạn ở đó khi họ cần.

 

Bên cạnh đó bạn có thể tiếp cận công chúng bằng việc trở thành một nhà tài trợ cho các sự kiện, đôi khi chỉ cần một người đại diện - có thể là CEO hoặc ai đó có khả năng nói chuyện trước đám đông, tham gia và trình bày. Chỉ cần vậy, thương hiệu của bạn đã có thêm nhiều người biết tới.

 

Nhận thức thương hiệu là một phần quan trọng trong Marketing


Điều tạo ra một thương hiệu tốt là chính thương hiệu ấy ý thức và luôn cố gắng để hoàn thiện mình. Nhưng dù thương hiệu của bạn tốt tới đâu, nếu không ai nhìn thấy nó thì cũng vô dụng, sẽ không ai mua hay sử dụng của nó cả.

 

 

Đó là lý do tại sao ra tăng nhận thức về thương hiệu rất quan trọng. Nghĩ về marketing thì nó chính là cỗi lõi, nó dẫn mọi người tới sản phẩm và trở thành khách hàng của bạn, như tất thảy những gì chúng ta đã bàn ở trên. Mọi người cần được biết về thương hiệu để có thể tiếp tục với bất kỳ bước nào khác trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng một khi thương hiệu của bạn đã thành hình, bạn sẽ làm tất cả những gì có thể để giới thiệu nó với khách hàng của mình.

 

 

Nguồn tham khảo: 

https://beau.vn/vi/brand-awareness-nhan-thuc-thuong-hieu-la-gi

Brand Awareness - Nhận thức thương hiệu là gì? 

 

 

JOBWIDE – CONNECTING TALENT

Mail: hr.jobwide@gmail.com

Website: https://jobwide.vn/